Triết học về Sự giận dữ

Sự giận dữ dường như là loại cảm xúc đã bão hoà trong chính trị và văn hoá của chúng ta. Triết học có thể giúp ta thoát khỏi cơn lốc tối này.

Martha C Nussbaum là Giáo sư Xuất sắc Ernst Freund của Luật học và Đạo đức tại Đại học Chicago. Cuốn sách mới nhất của bà dựa trên những bài giảng về John Locke ở Đại học Oxford là “Sự tức giận và Sự tha thứ: Sự oán giận, Sự rộng lượng, và Công lý” (2016)

Không có thứ cảm xúc nào mà ta nên nghĩ hà khắc và rõ ràng hơn là sự giận dữ. Sự giận dữ ở bên hầu hết chúng ta mỗi ngày – trong những mối quan hệ cá nhân, ở nơi công sở, trên đường cao tốc, trên những chuyến bay – và, thường xuyên, trong lĩnh vực chính trị. Sự giận dữ vừa mang tính độc hoại lại được ưa chuộng. Thậm chí khi chúng ta thừa nhận xu hướng tiêu cực của nó, chúng ta vẫn thường xuyên níu lấy nó, coi nó như một cảm xúc mạnh mẽ và kết nối tới lòng tự trọng và vẻ đàn ông (hoặc đối với phụ nữ, biện minh cho tính công bằng). Nếu bạn không phản ứng lại sự xỉ nhục và những hành động sai trái với sự tức giận, bạn sẽ bị coi như nhu nhược và dễ áp bức. Khi ai đó cư xử xấu với bạn, theo trí tuệ thông thường, bạn “được” tức giận để “sửa sai” họ, như một hình phạt. Bạn có thể gọi đó là chính trị đá bóng (football politics), bất kể họ hùng biện thế nào, phải có những người kỉ luật và biết truyền tải sự tức giận để đạt được mục tiêu đội bóng.

Nếu ta nghĩ sâu sắc hơn về sự tức giận, chúng ta có thể bắt đầu thấy lí do tại sao nó là cách ngu ngốc để vận hành cuộc sống ta. Chúng ta có thể bắt đầu với định nghĩa của triết gia Aristotle: một định nghĩa không hoàn hảo, nhưng hữu ích. Aristotle nói rằng sự tức giận là phản xạ của ta tới việc mất mát lớn của điều gì đó hoặc ai đó ta quan tâm, và sự mất mát mà ta – người tức giận tin rằng đã bị bắt phải chịu. Ông cũng nói rằng mặc dù sự tức giận là đau đớn, nó cũng bao chứa trong đó ước vọng một “sự trả lại” (payback). Đó chính là: sự phá huỷ lớn về giá trị của một cá nhân hoặc vòng tròn quan tâm, và những điều sai (wrongfulness). Chúng đều đúng và không thể tranh cãi. Điều tranh cãi hơn có lẽ là quan điểm của ông (điều mà tất cả các triết gia phương Tây viết về sự tức giận tán thành) rằng chủ thể tức giận muốn một dạng trả thù, đây thực tế là một phần trong định nghĩa sự tức giận là gì. Một cách khác, nếu bạn không muốn được “trả thù”, cảm xúc của bạn không thực sự là tức giận mà có lẽ là đau buồn.

Nhưng điều này có đúng? Tôi nghĩ vậy. Chúng ta nên hiểu ước muốn được “trả thù” là một mong muốn tinh tế: người tức giận không cần thiết mong muốn được tự tay trả thù. Cô (anh) ấy đơn giản muốn luật pháp, hay những công lý thần thánh làm giúp mình. Hoặc, cô (anh) ấy chỉ muốn cuộc sống của người xấu xa ấy sẽ tồi tệ trong tương lai, ví dụ, cuộc tái hôn của vị hôn thê đã phản bội cô sẽ là một tấn bi kịch. Tôi nghĩ nếu chúng ta gắng hiểu mong muốn này theo một cách rộng hơn, Aristotle đã đúng: sự tức giận có bao gồm xu hướng báo thù. Các nhà tâm lý học hiện đại nghiên cứu về sự tức giận cũng đồng ý với Aristotle về sự vận động hai chiều này – từ tổn thương tới hi vọng.

Vấn đề nan giải chính là: ý tưởng về sự “trả thù” khá vô nghĩa. Mặc cho hành động sai trái đó là gì – một vụ giết người, xâm hại tình dục, hay sự phản bội – phạt sự đau đớn lên kẻ đã gây ra không lấy lại những điều đã mất. Chúng ta nghĩ về sự báo thù mọi lúc, đây là xu hướng đầy tính con người rằng tỉ lệ giữa hình phạt và sự phạm tội sẽ dạy cho kẻ phạm tội những điều tốt. Nhưng nó không. Hãy ví dụ bạn tôi bị xâm hại tình dục. Tôi muốn kẻ phạm tội phải bị bắt, kết án, và trừng phạt ngay lập tức. Nhưng thực sự, những điều đó có gì tốt? Nghĩ về tương lai, tôi có thể muốn nhiều thứ khác: khôi phục cuộc sống của bạn tôi, ngăn chặn và phòng chống những vụ xâm hại tình dục trong tương lai. Nhưng trừng phạt nghiêm khắc với kẻ phạm tội này có thể hoặc không thể đạt được mục tiêu trên. Đó là kinh nghiệm. Nhưng thường mọi người không đối xử nó như kinh nghiệm này: con người dường như tin vào một quan điểm về sự vừa vặn vũ trụ rằng máu đổi máu, đau khổ đổi đau khổ. Quan điểm về sự trả thù đậm chất con người, nhưng hoàn toàn sai lệch như cách hiểu về thế giới.

Nhưng có một tình huống, tôi nghĩ duy nhất một, rằng quan điểm trả lại này có ý nghĩa. Đó là khi tôi thấy điều sai trái là hoàn toàn và được gọi bởi triết gia Aristotle là “hạ thấp” (‘down-ranking’): sự sỉ nhục cá nhân, là tất cả những gì về địa vị. Nếu vấn đề không nằm ở sự bất công, nhưng cách chúng ảnh hưởng đến thứ hạng của ta trong xã hội, việc làm bẽ mặt người làm trái sẽ giúp ta đạt được điều gì đó: bằng việc đặt anh ta thấp hơn, ta đưa bản thân mình cao lên, và nếu thứ hạng là tất cả những gì ta quan tâm, ta không bận tâm về vấn đề rằng việc làm sai trái đó chưa được xử lý.

Một kẻ làm sai nhưng tức giận, sớm sẽ tấn công lại, và sẽ phải đưa ra quyết định quan trọng cuộc đời mình. 3 con đường mở ra trước cô. Con đường thứ nhất: cô phải tiếp tục tập trung vào địa vị của mình, đánh giá tất cả sự việc là về cô và thứ hạng của mình. Trong trường hợp này, việc “trả thù” hữu ích, nhưng việc tập trung này là vị kỷ và khá hẹp hòi. Đường thứ hai: cô tập trung vào hành vị phạm tội (xâm hại tình dục, giết người vv) và muốn được “báo thù”, nếu tin rằng việc người phạm tội chịu đựng sẽ khiến mọi thứ tốt hơn. Đường thứ 3: nếu cô ấy lý tính, sau khi nghiên cứu và chối bỏ hai đường trên, cô ấy sẽ nhận ra có đường thứ 3 mở ra cho cô, và là tốt nhất: cô ấy có thể tập trung vào tương lai và làm những điều có nghĩa, trong trường hợp này. Điều này có thể bao gồm sự trừng phạt cho người làm sai, nhưng tinh thần ở đây là ngăn chặn hơn là báo thù.

Hầu hết chúng ta bắt đầu với sự tức giận tầm thường: họ rất muốn người phạm tội phải hứng chịu.

Nussbaum đã viết trong cuốn sách của mình “Tôi đã nói về một điều cấp tiến: đối với một cá nhân lành mạnh, không quá lo lắng và tập trung vào địa vị, ý tưởng trả thù như là một giấc mơ ngắn hay như đám mây, dễ dàng biến mất bởi những suy nghĩ về phúc lợi cá nhân và xã hội. Vì vậy sự tức giận (nếu ta hiểu nó như một ước muốn phân phối sự đau đớn) nhanh chóng trở nên không liên quan, sự tập trung để cải thiện cả người đã phạm tội và xã hội – và cảm xúc có mục tiêu này không dễ dàng nhìn như sự tức giận. Nó như một hi vọng đầy sự trắc ẩn”

Sự đấu tranh chống lại sự tức giận thường yêu cầu sự tự đánh giá. Trong khi sự tức giận trong câu hỏi mang tính cá nhân, hay liên quan đến công việc, hay chính trị, nó cần lượng công sức chính xác chống lại thói quen của cá nhân và sức mạnh văn hoá thịnh hành. Nhiều nhà lãnh đạo lớn đã hiểu về sự đấu tranh này, nhưng không ai thâm hiểu nó bằng Nelson Mandela. Ông thường nói rằng mình hiểu về sự tức giận, và ông đã đấu tranh để chống lại mong muốn “trả thù” trong chính tính cách của ông. Ông nói rằng trong suốt 27 năm trong tù, ông đã luyện tập một loại thiền kỷ luật để giữ cho tính cách của ông tiến tới và tránh cái bẫy của sự tức giận. Nó bây giờ đã rõ ràng rằng những tù nhân trên đảo Robben đã lén lút lấy bản “Suy ngẫm” (Meditations) của triết gia trường phái Khắc kỷ Marcus Aurelius, để cho họ một mô hình của sự cố gắng kiên trì, ngược lại với sự tức giận.

Nhưng Mandela quyết tâm chiến thắng sự đấu tranh. Ông muốn nước mình thành công, mặc dù ông biết rằng sẽ không có đất nước thành công khi hai nhóm bị chia tách bởi sự nghi ngờ, sự tức giận và mong muốn mạnh mẽ cả từ hai bên về việc “trả thù” cho những điều sai lầm họ làm. Mặc dù những điều sai lầm là khủng khiếp, sự hợp tác là cần thiết cho đất nước. Ông học từ tiếng Hà Lan châu Phi. Ông học từ văn hoá và nghĩ về những kẻ áp bức. Ông luyện tập sự hợp tác từ tạo dựng quan hệ bạn bè với những người chung tù. Sự rộng lượng và thân thiện là cần thiết cho cải tiến tương lai.

Mandela từng nói với người khác một câu truyện ngụ ngôn. Hãy tưởng tượng rằng mặt trời và gió đang tranh giành nhau xem ai có thể khiến người du hành cởi áo của mình. Gió thì giật mạnh, nhưng người du hành ghì chặt áo khác quanh mình hơn. Và mặt trời bắt đầu chiếu nắng, đầu tiên nhè nhẹ, nhưng dữ dội hơn. Người du hành từ từ cởi bỏ chiếc áo khoác. Qua đó, Mandela nói cách người lãnh đạo nên làm việc: hãy quên đi đánh trả lại, và trui rèn sự đầm ấm và sự hợp tác.

Mandela khá là thực tế. Không ai có thể nghĩ ông sẽ như Gandhi nói, thay đổi Hitler bằng tình duyên. Và dĩ nhiên ông sẵn sàng sử dụng chiến lược bạo lực, khi những chính sách hoà bình không hiệu quả. Nhưng ông hiểu là một đất nước và linh hồn một đất nước mới cần cần điều này. Kể cả vậy, sau những chính sách bạo không tập trung trên việc báo thù mà là sự cấu tạo nên một tương lai thoát khỏi với những điều xấu đã làm.

Lần lại lần, khi Đại hội Dân tộc Phi (ANC) bắt đầu chiến thắng, những thành viêc muốn được báo thù. Đương nhiên họ đã làm, từ khi họ chịu những sai lầm. Mandela đã không làm như vậy. Khi ANC bỏ phiếu để thay thế quốc kỳ cũ của người Châu Phi với quốc ca của phong trào tự do, ông đã thuyết phuc họ để chọn bài quốc ca, hiện đang là quốc ca chính thức, bao gồm quốc ca của phong trào tự do (bao gồm ba ngôn ngữ Châu Phi), một câu ca tụng tiếng Hà Lan Châu Phi, và phần kết bằng Tiếng Anh. Khi ANC muốn rút lại đội rugby quốc gia của họ bởi không muốn dính líu bộ môn thể thao này tới sự phân biệt chủng tộc, Mandela đã ủng hộ đội rugby tới chiến thắng World Cup, và qua tình bạn, mời những người da trắng hướng dẫn cho những đứa trẻ da đen. Có người cho rằng ông quá sẵn sàng để nhìn thấy cái tốt ở người khác, ông đã đáp ại: “Nhiệm vụ của bạn là làm việc với con người như những con người, không phải vì bạn nghĩ họ là những thiên thần.’

Mandela chỉ hỏi, sao tôi có thể tạo ra sự hợp tác và tình bạn?

Và Mandela không muốn sự trả thù, nhưng cũng như sự huỷ hoại của ám ảnh địa vị. Ông chưa bao giờ nhìn chính mình hơn hẳn những công việc thấp kém, nhưng ông không bao giờ sử dụng địa vị để sỉ nhục người khác. Trước khi ông được ra tù, ông vẫn là một kẻ tù ở giữa đường, nhưng có một cai tù như đầu bếp cá nhân, ông đã có cuộc nói chuyện thú vị với người cai tù này về một vấn đề trần tục: rửa những chiếc đĩa này thế nào.

Cũng dễ dàng để thấy tình huống như sự thay địa vị”: người Hà Lan châu Phi đó trước là “kẻ thống trị” đang rửa bát cho người lãnh đạo ANC từng bị ghét bỏ. Đặc biệt, Mandela chỉ hỏi, làm sao để tôi tạo ra nhiều sự hợp tác và tình bạn hơn?

Dự án của Mandela mang tầm chính trị; nhưng nó áp dụng rất nhiều trong cuộc sống chúng ta: trong tình bạn, việc nuôi con, cuộc sống gia đình, một đồng nghiệp tốt, lái xe. Và đương nhiên nó cũng áp dụng được trong cách chúng ta nghĩ về điều gì dẫn đến những thành công chính trị và một đất nước thành công. Mỗi khi chúng ta đối diện với nhữg quyết định áp lực mang tính đạo đức hay chính trị, chúng ta nên làm sạch tâm trí, và nhiều khi thực hiện điều Mandela (lấy lời Marcus Aurelius) như “Cuộc hội thoại với bản thân”. Khi chúng ta làm, tôi dự đoán, những lập luận đưa ra bởi sự tức giận sẽ được xem như đáng thương và yếu đuối, trong khi giọng nói rộng lượng và tiên tiến sẽ trở nên mạnh mẽ và vô cùng đẹp đẽ.

Lược dịch bởi Giang Anh.

Nguồn: Aeon Magazine
Emotions Blog

2 Comments

  1. Xin chào,
    Mình có 1 góp ý nho nhỏ là các bạn có thể dịch chau chuốt hơn để bài viết mạch lạc và dễ hiểu hơn. Hiện mình thấy bài viết này khá lủng củng và cảm giác có không ít sự ”Google translate” trong bài.
    (Còn lại thì mình rất thích đọc các post của HSS trên page) :”>

    Thích

    1. Chào bạn, cảm ơn bạn rất nhiều vì góp ý của bạn. Chúng mình đang cố gắng hết sức để bảo đảm chất lượng của bài dịch từ việc chấm chéo, tìm mentors, đọc tips vv. Và nếu bạn có những phản hồi khác hãy gửi email hoặc nhắn Facebook chúng mình nhé! Cảm ơn bạn rất nhiều!

      Đã thích bởi 1 người

Bình luận về bài viết này