Nếu… Lịch sử Thay đổi?

Liệu việc giết đứa bé Hitler có là điều tốt, và liệu những quan điểm phản thực tế này nói điều gì sâu sắc hơn về lịch sử?

Điều gì sẽ xảy ra nếu như những bức hoạ của Adolf Hitler được hoan nghênh chứ không chỉ mờ nhạt khen ngợi, rằng ông đã đi theo nghệ thuật thay vì chính trị? Bạn đã từng tự hỏi liệu tổng thống Mỹ John F Kennedy sẽ lẫy lừng tiếng tăm đến nhường nào nếu ông sống sót sau vụ ám sát và đắc cử trong nhiệm kì thứ hai của mình? Hay Hoa Kỳ sẽ như thế nào nếu Nhật Bản chiếm đóng? Hay là thế giới sẽ ra sao nếu như không có ai phát minh ra máy bay?

Nếu bạn thích suy đoán về lịch sử theo lối phản thực tế này thì có rất nhiều cuốn sách hay bộ phim sẽ làm bạn hài lòng. Phản thực tế vừa là bạn của các nhà văn khoa học viễn tưởng vừa là kẻ tán gẫu trong các bữa tiệc. Nhưng “Sẽ ra sao nếu” không phải là một hình thức thảo luận mà bạn sẽ thường nghe trong một buổi chuyên đề lịch sử của các trường đại học. Vào một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của mình, tôi đã bị ảnh hưởng với tư tưởng rằng chủ nghĩa phản thực tế là một điều ‘vô nghĩa trong lịch sử’ (như nhà sử học người Anh E P Thompson đã viết năm 1978). ‘Geschichtwissenschlopff, unhistorical shit.’

‘“Sẽ ra sao nếu?” là một sự lãng phí về thời gian’ đã trở thành tiêu đề cho bài viết của nhà sử học từ đại học Cambridge Richard Evans trong toà báo The Guardian năm ngoái. Khảo sát về nhiều ví dụ của các bài diễn văn phản thực tế trước công chúng trong các lễ tưởng niệm của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Evans đã viết: “Những điều viển vông này đang rất phổ biến, và có thể sẽ chôn vùi nhận thức của chúng ta về những điều đã thực sự xảy ra trong quá khứ, vứt bỏ những nỗ lực của chúng ta để đánh giá xem những quyết định được đưa ra vào tháng 8 năm 1914 là đúng hay sai” (*thời điểm bắt đầu Thế chiến Một). Evan lập luận rằng thật khó để đọc và nghiên cứu đủ để hiểu được tính phức tạp của những sự kiện thực tế. Chúng ta hãy tránh xa những “thế giới thay thế” này.

Nhưng đợi chút! Vào tháng 10 năm 2015, khi được hỏi nếu có cơ hội được chọn giết em bé Hitler hay không, ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ bấy giờ là Jeb Bush đã đáp lại mạnh mẽ: “Ồ, có chứ!” Tiếng cười là phản ứng đầu tiên của ông: Thật là một câu hỏi ngớ ngẩn! Và có phải Jeb Bush nghe giống như người anh George W Bush của mình ngay sau đó với ‘Mission Accomplished?’* Khi tạp chí The New York Times yêu cầu độc giả của mình trả lời câu hỏi tương tự, chỉ 42% trả lời rõ ràng là ‘Có’. Và như là bài viết sâu sắc về của Matt Ford trên báo The Atlantic đã minh hoạ, để thực sự trả lời cho giả thuyết ngớ ngẩn này, bạn phải chắc chắn về lập luận của mình về bản chất của quá trình, về tính ngẫu nhiên vốn có của các sự kiện, và sức ảnh hưởng của mỗi cá nhân – thậm chí là những người rất thuyết phục – lên dòng chảy của lịch sử. Chúng là những câu hỏi lớn và quan trọng. Nếu suy tư về phản thực tế có thể khiến chúng ta nghĩ đến những điều này, liệu ta có nên để chừa lại cho Sẽ-ra-sao-nếu vài khoảng trống trong lịch sử?

*Bài diễn văn tai tiếng về cuộc chiến ở Iraq năm 2003 của cựu tổng thống George W Bush mang tên ‘Nhiệm vụ Hoàn thành’ (‘Mission Accomplished’)

Một lí do khiến các chuyên gia sử học xem nhẹ sự phản thực tế là họ sẽ rất mơ hồ với các dẫn chứng. Những bài viết mang tính chất học thuật lịch sử phụ thuộc vào sự sắp xếp các tài liệu gốc và thứ cấp, và nhà sử học được đánh giá dựa trên cách giải thích (interpretation) những dẫn chứng sẵn có. Liệu họ đã cố gắng hết sức mình để tìm ra lời giải đáp cho vấn những vấn đề mà họ gặp phải chưa? Có phải họ đã ngoại suy ra quá nhiều từ một phần lưu trữ thông tin quá ít ỏi? Hay là liệu họ có nên xem xét những nhóm nguồn liên quan khác? Đối với những chuyên gia sử học, những nguồn này không ngẫu nhiên mà hiểu thêm lịch sử; chúng là linh hồn của việc này. Trong một giả thuyết phản thực tế, những tiêu chuẩn thông thường cho việc sử dụng dẫn chứng bị lãng quên, và người viết có thể thấy mình “rất xa” các ghi chép – một khoảng cách quá nhiều cho sự tưởng tượng và diễn giải, khiến cuộc tranh luận được cho là mang tính lịch sử càng trở nên giống với viễn tưởng.

Tồi tệ hơn, các giả định phản thực tế xuất phát một cách tự nhiên từ những giả thiết hết sức bảo thủ về những điều thúc đẩy lịch sử. Giống như những cuốn sách lịch sử phổ biến bán chạy nhất, sự phản thực tế thường lấy chiến tranh, tiểu sử, hoặc là lịch sử của công nghệ mà nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà sáng chế làm đề tài. (Đây là một phần lí do tại sai Evans gọi chủ nghĩa phản thực tế là ‘một hình thức của chủ nghĩa tái sinh trí tuệ’ (‘a form of inellectual atavism’). Những lập luận phản thực tế phổ biến thường nhấn mạnh kết quả của những xung đột quân sự (tiêu biểu như cuộc Nội Chiến và Thế chiến 2), hoặc cân nhắc điều gì sẽ xảy ra nếu như một người lãnh đạo với danh tiếng của Hitler bị (hay, trong một vài trường hợp, không bị) ám sát. Những kiểu suy đoán phản thực tế này gán cho các nhà lãnh đạo chính trị hay quân sự tầm quan trọng – một trọng tâm dường như là thoái lui đối với rất nhiều nhà sử học, những người xem những sự kiện lịch sử như là kết quả của các quá trình phức tạp mang tính xã hội hay văn hoá mà không phải là sự lựa chọn của một nhóm nhỏ những người ‘quan trọng’.

….Những kiểu suy đoán phản thực tế này gán cho các nhà lãnh đạo chính trị hay quân sự tầm quan trọng – một trọng tâm dường như là thoái lui đối với rất nhiều nhà sử học…

Cách tiếp cận ‘những cuộc chiến tranh và những con người vĩ đại’ đối với lịch sử không những có vẻ khánh kiệt về trí tuệ đối với nhiều sử gia, mà còn bỏ quên những tiếng nói mà các nhà sử học đã nỗ lực để lấy lại trong những thập niên gần đây. Phụ nữ – cá nhân hay tập thể – hầu như không bao giờ xuất hiện, và lịch sử về xã hội, văn hoá, hoặc môi trường cũng vì vậy mà không tồn tại. Về phần mình, Evans nghĩ rằng điều này là do những chủ đề về văn hoá phức tạp không dễ dàng để có thể hiểu được thông qua ống kính đơn giản hoá của ‘Sẽ ra sao nếu”. Ông sử dụng sự phản bác đó như là một dẫn chứng chống lại lối suy nghĩ “Sẽ ra sao nếu”: ‘Bạn sẽ hiếm thấy những quan điểm phản thực tế về các chủ đề như là sự biến chuyển từ cảm xúc cổ điển sang lãng mạn vào cuối thế kỉ 18, hay sự xuất hiện của nền công nghiệp hiện đại, hay là cuộc cách mạng Pháp, bởi vì rõ ràng là chúng quá phức tạp để có thể bị coi là những giả thiết ‘sẽ ra sao nếu’.

Mặc cho tất cả những lời chỉ trích này, một vài nhà sử học gần đây đã và đang đưa ra các lập luận thuyết phục rằng chủ nghĩa phản thực tế có thể tốt – đối với người đọc, với học sinh và với các nhà văn. Những giả định về lịch sử có thể là những bài tập lành mạnh đối với những sử gia đang suy nghĩ sâu về những động cơ và phương pháp của riêng mình. Các quan điểm phản thực tế nếu được thực hiện tốt có thể tạo nên một cái nhìn vô cùng tỉ mỉ về cách mà các sử gia sử dụng dẫn chứng. Chúng có thể khuyến khích người đọc nghĩ về bản chất ngẫu nhiên của lịch sử – một bài tập có thể giúp xây dựng sự đồng cảm và loại bỏ những cảm giác của chủ nghĩa khác biệt về quốc gia, văn hoá, và chủng tộc. Liệu Mỹ có luôn luôn được định đoạt (như các nhà tư tưởng của thế kỉ 19 tin tưởng) để chiếm đóng từ vùng đất này đến vùng đất khác của dải trung lưu lục địa Bắc Mĩ? Hay liệu địa lí quốc gia của Mỹ chỉ là kết quả của một chuỗi các quyết định và thoả hiệp – vài trong số đó, nếu được thay đổi, có thể dẫn đến một kết quả hoàn toàn khác? Quan điểm thứ hai chừa lại nhiều khoảng trống hơn cho những phân tích, nhiều cơ hội hơn để đánh giá cách quyền lực hoạt động trong quá trình mở rộng; nó cũng chính là lĩnh vực phản thực tế.

‘Xã hội của người Mỹ bản địa đã phản kháng mạnh mẽ đối với những căn bệnh của Thế Giới Cũ vào thời điểm tiếp xúc với người châu Âu vào thế kỉ 15.’

Một trong những tiền đề căn bản của những người ủng hộ các quan điểm phản thực tế mới: cũng như có những cách tốt và xấu để viết về lịch sử một cách tiêu chuẩn, cũng có những cách tốt và xấu để viết về lịch sử phản thực tế. Nhà sử học Gavriel Rosenfeld của Đại học Fairfield ở Connecticut đang tổng hợp về các nền lịch sử thay thế của người Do Thái, và duy trì blog viết Phân tích Lịch sử phản thực tế, nơi ông tổng hợp và phân tích những ví dụ của chủ nghĩa phản thưc tế trong các bài diễn thuyết, nhiều trong số đó liên quan đến thời kì Phát Xít: Sự chuyển thể gần đây của Amazon cho cuốn tiểu thuyết của Philip K Dick có tên là ‘Người Đàn ông trên Lâu đài Cao’ The Man in the High Castle (1962); lập luận của ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Ben Carson rằng việc giết chết hàng triệu người Do Thái và những người khác bởi Đức quốc xã trước và trong Thế chiến 2 đã có thể bị ngăn chặn nếu như những người Do Thái được vũ trang tốt hơn; và tất nhiên cả sự tranh cãi xoay quanh việc ‘Giết Hitler sơ sinh’. Rosenfield khẳng định rằng điểm khởi đầu của các quan điểm phản thực tế phải hợp lí về mặt thời gian; nói cách khác là những giả định hiệu quả và được phân tích về một trường hợp mà rất có thể sẽ xảy ra, hơn là một trường hợp hoàn toàn không thể. Ông cũng trích dẫn một ‘quy tắc viết lại tối thiểu’ yêu cầu những người suy nghĩ về duy nhất một điểm chủ yếu của sự phân kì, và không giả định hai hay nhiều sự thay đổi lớn trong một dòng thời gian thay thế.

Nhà sử học Timothy Burke của Đại học Swarthmore ở Pennsylvania chủ nhiệm một cuộc hội thảo về chủ đề này, và đã viết lên blog của mình về một dự án lớp học nơi ông đã đưa cho những nhóm học sinh các kịch bản phản thực tế (Mary Wollstonecraft không chết sau khi con gái của bà ra đời mà thực tế là sống cho đến già; xã hội của người Mỹ bản địa đã đấu tranh mạnh mẽ đối với những căn bệnh của Thế Giới Cũ ở thời điểm tiếp xúc người châu Âu thế kỉ 15) và hỏi các học trò của mình giải quyết các kịch bản ấy theo từng giai đoạn. Với kinh nghiệm được cung cấp, sinh viên đã sử dụng cả những bằng chứng trực tiếp và thứ cấp để ủng hộ cho những mệnh đề phản thực tế. Một kịch bản phản thực tế tốt phải chú ý đến những gì được biết đến thực sự – bối cảnh, thời gian, hoặc những người liên quan. Kịch bản càng gần hơn với những khả năng thực tế của lịch sử thì nó càng được đánh giá là hợp lí hơn. Kết quả cuối cùng nên là một quan điểm phản thực tế gần tương đối gần với những ghi chép về lịch sử đã cho, và đưa ra một cách nhìn mới về khoảng thời gian lịch sử này. Nếu được nhìn từ góc độ này thì việc xây dựng một quan điểm phản thực tế có giá trị sư phạm thực sự. Để thực hiện điều này tốt hơn, học sinh phải tìm ra những yếu tố quan trọng trong việc viết ra lịch sử, lập luận về tầm quan trọng của những nhân tố mà chọn để thảo luận, và triển khai những bằng chứng hữu ích nhất hiện có. Nó là một quá trình dài, và khá xa với những phỏng đoán đơn thuần.

… Để thực hiện điều này tốt hơn, học sinh phải tìm ra những yếu tố quan trọng trong việc viết ra lịch sử…

Tư duy phản thực tế, như những người ủng hộ nó đã lập luận, là một bài tập trí tuệ ăn sâu vào rất nhiều mảng học thuật khác; nó cũng rất phổ biến trong các cuộc hội thoại hằng ngày. Khi bạn tự hỏi bạn sẽ như thế nào nếu như mẹ bạn kết hôn với bạn trai mẹ thời đại học thay vì bố bạn, bạn đang dùng lối giả định này để suy nghĩ về những trải nghiệm của mẹ bạn, sức ảnh hưởng của bố bạn, và cách mà cả hai người họ đã ảnh hưởng cuộc sống của bạn. ‘Vì sao tất cả những ngành nghề đều không muốn thực hành điều khá thông thường ở mức độ cá nhân và xã hội, như là khi cân nhắc kết quả và kể những câu chuyện mà giả dụ rằng cuộc sống có thể đã khác đi?’ – theo nhà sử học người Anh Jeremy Black – tác giả của cuốn sách bảo vệ chủ nghĩa phản thưc tế với tiêu đề tạm dịch ‘Những quá khứ khác, Hiện tại khác, Tương lai đổi thay ‘Other Pasts, Different Presents, Alternative Future (2015). Những nhà sử học không muốn dính líu đến những quan điểm phản thực tế, đã vuột mất cơ hội được nói chuyện về lịch sử từ góc độ tạo ra cái nhìn trực quan đối với những ngoại đạo của lịch sử, đồng thời đã hoà trộn những lí thuyết về dẫn chứng, thuyết nhân quả và sự ngẫu nhiên tạo thành.

Điểm tốt nhất của những quan điểm phản thực tế được thực hiện tốt đó chính là, trên thực tế, cách mà chúng làm nổi bật tính nghệ thuật vốn có trong việc viết sử trở hơn. Sau tất cả, thậm chí học giả hay tác giả cẩn trọng nhất cũng sử dụng những quá trình mang tính chọn lọc để tạo ra một câu chuyện, câu hỏi hay là một lập luận. Và những học giả luôn tự hỏi mình câu hỏi ‘Sẽ ra sao nếu’. Họ có thể không viết chúng trong văn bản, những câu hỏi luôn ở đó. Trong một bài báo năm 2010, sử gia Benjamin Wurgaft của Học viện Công nghệ Massachusetts khẳng định rằng, khi giả định về những câu hỏi ‘sẽ ra sao nếu’ như là ‘Tác phẩm của Benjamin [nhà lí luận người Do Thái và người Đức Walter] sẽ như thế nào nếu như ông chưa từng đọc Marx?’ có vẻ hơi độc đoán, sự lựa chọn này nhắc nhở những nhà sử học về bản chất chủ quan của những lựa chọn khác của họ. ‘Hỏi những câu hỏi phản thực tế thực chất chỉ là một hình thức châm biếm hoặc cực đoan của những loại câu hỏi yêu cầu thông tin mà chúng ta cần trong bất kì một cuộc phân tích lịch sử nào’, ông viết ‘nói cách khác, chúng ta đang liên tục hỏi rằng trong trường hợp nào thì những câu chuyện của chúng ta được hình thành theo như khuôn mẫu của họ, và chúng ta đang liên tục đặt ra các giả thuyết phản thực tế trong tiềm thức’. Nhưng sự lặp lại của các văn bản học thuật lịch sử thường che giấu quy trình suy nghĩ mang tính chọn lọc đã được tạo nên. Nhà xuất bản và độc giả muốn có một cuộc thảo luận lớn, và hệ thống khen thưởng trong giới học viện đòi hỏi một sự can thiệp quyết đoán. Đây là những điều sẽ đẩy các học giả khỏi những giả định để hướng đến những tranh luận mạnh mẽ và quyết đoán.

Trong khi đó, các học giả trong làn sóng viết về phản thực tế mới đang chệch ra khỏi cách tiếp cận ‘người vĩ đại’*, thử nghiệm với những câu hỏi ‘sẽ ra sao nếu’ trong lịch sử xã hội, văn hoá, hay trí tuệ. Cuốn sách (tạm dịch) ‘Ngăn lại Holocaust: Một lich sử khác của người Mỹ gốc Do Thái 1938-1967′ ‘The Holocaust Averted: An Alternate History of American Jewry 1938-1967 (2015) ‘của nhà sử học Jeffrey Gurock của Đại học Yeshiva University ở New York đã cho thấy quan điểm phản thực tế từ lịch sử xã hội hấp dẫn như thế nào, thậm chí nếu nó còn khó hơn để biện luận, và có thể ít phổ biến hơn về mặt thương mại hơn là phương pháp tiêu chuẩn ‘JFK sống viên mãn đến tuổi già’ . Cuốn sách của Gurock lấy một sự kiện có vẻ như hoành tráng làm điểm phân nhánh, và thu hút nhiều kết luận tiêu cực. Nếu phe Đồng Minh đứng lên chống lại Hitler vào năm 1938, Thế Chiến 2 và Holocaust (Quốc xã Đức ra lệnh giết toàn bộ người Do Thái) chưa từng xảy ra, ông ấy viết, chủ nghĩa bài Do Thái tích cực hiện diện trước Thế Chiến 2 sẽ không biến thành chủ nghĩa đa văn hoá tự ý thức thời kì hậu chiến mà (hiện nay) trở nên ngày càng phổ biến hơn.

* Cách tiếp cận lịch sử ‘người vĩ đại’ (great-man approach): là cách hiểu lịch sử tập trung vào các cá nhân mà có xu hướng lãng quên các yếu tố xã hội và cộng đồng khác.

‘Thế giới mà chúng ta đang sống là một trong vô vàn những thế giới có thể xảy ra nhưng có thể thay đổi nếu một vị thần có thể “tua lại” dòng lịch sử’

Cộng đồng người Do Thái ở Hoa Kỳ trong một lịch sử khác hoặc giả định của sử gia Gurock cảm thấy bị áp lực trước việc bị đồng hoá, hoặc phải đối mặt với sự kiểm duyệt của những người hàng xóm của họ. ‘Bị đè nặng bởi những lo âu và mơ hồ’, Gurock viết, ‘những người Do Thái thường xuyên nhận thấy họ nhìn vào những tín đồ Thiên Chúa giáo xung quanh mình, lo lắng rằng các liên minh chính trị của họ sẽ bị nghi ngờ’. Nếu lịch sử bị thay thế, những nhóm không dễ dàng bị đồng hoá này sẽ không ủng hộ những phong trào về quyền công dân khác tại Mỹ, và sẽ mất đoàn kết với những người Do Thái ngoại quốc. Sự giả định này – đến từ những ngoại suy (extrapolation) từ những sự kiện tiền chiến tranh, và bằng một sự am hiểu về tầm quan trọng của Thế Chiến 2 và chiến dịch Holocaust ở trong nhận thức của Hoa Kỳ về cộng đồng người Do Thái trên quốc gia này – là một quan điểm phản thực tế hợp lí thuyết phục đã làm cho tôi nghĩ kĩ hơn về sự am hiểu của tôi về những động lực mang tính xã hội giữa thế kỉ của đất nước mình.

Những điều phản thực tế, như lịch sử tu chính (revisionist), có thể hạn chế lịch sử dân tộc tự mãn và tạo ra những dịp lễ tưởng niệm và lễ kỉ niệm đơn giản. Nhà khoa học chính trị Philip Tetlock và Richard Ned Lebow, và nhà sử học Noel Geoffrey Parker bắt đầu series (tạm dịch) ‘Làm lại phương Tây‘: Viễn cảnh “Nếu” Viết lại Lịch sử Thế giới’ ‘Unmaking the West: ‘What-If’ Scenarios That Rewrite World History (2006)’ với sự mở đầu là lịch sử khác, được viết viễn tưởng “bởi” nhà sử học người Trung Quốc, người sống trong dòng chảy thời gian, nơi phương Đông dẫn đầu thế giới giữa thế kỉ 18 và 20. Sẽ ra sao nếu cuốn sách được viết từ phương diện đó của lịch sử? Giá trị cốt yếu của hành động này chính là tính khiêm nhường. ‘Thế giới mà chúng ta đang sống là một trong vô vàn những thế giới có thể xảy ra nếu một vị thần có thể, như Stephen Jay Gould đã từng giả định, “tua lại” dòng lịch sử’.

… Giá trị cốt yếu của hành động này chính là tính khiêm nhường…

Tôi nghĩ rằng mình nên tạo dựng thói quen phản thực tế. Gần đây tôi có làm những bài nói chuyện với với công chúng về lịch sử nô lệ của Mỹ. Một trong những rào cản lớn nhất để có các cuộc trò chuyện thành thật về lịch sử này dường như là sự thiêú đi trí tưởng tượng về phần người Mỹ da trắng: liệu tất cả những điều ấy có thể xảy ra ở đây? Trong nhà của chúng ta, trong ruộng đồng, thành phố? Và những người không bị nô lệ hoá – những công dân miền Bắc và miền Nam – đều ổn với nó? Điều này dường như là bất khả thi, và những người Mỹ sẽ nghĩ ra mọi cách để nói xung quanh sự thật này, đặt ra một khoảng cách giả giữa họ và quá khứ. Một suy nghĩ phản thực tế rằng cuộc Nội Chiến chưa bao giờ xảy ra – được rút ra từ lịch sử thực tế của sự thoả hiệp buộc người dân ở các bang ở phía Bắc hợp tác với những kẻ bắt nô lệ thông qua luật pháp, trong thập kỉ trước chiến cuộc chiến đó – có thể cho thấy chúng ta có thể đã trở nên dễ dàng để tiếp tục cho phép sự nô lệ tồn tại trong đất nước của mình. Nó cũng sẽ phá tan ý nghĩ rằng lịch sử của chúng ta là một trong những sự tiến hoá hướng tới sự hoàn hảo về đạo đức. Rất có thể tôi nên bắt đầu làm điều này.

Nguồn: Aeon Magazine
Chú thích (*) và các chữ in đậm được thêm vào bởi biên tập và người dịch.

Người dịch: CTV Quang

Bình luận về bài viết này