Đối diện sự Căm ghét: Lắng nghe và Tự trọng

Biết rằng có người thù ghét ta sâu nặng, mặc dù có vẻ như ta chưa từng làm gì họ, có thể là một trong những tình huống căng thẳng nhất chúng ta phải đối mặt. Với sự giúp đỡ của công nghệ, tình huống này càng dễ dàng xảy ra với chúng ta hơn. Trong quá khứ, kẻ thù của chúng ta chỉ nằm trong phạm vi gần, nhưng bây giờ chúng rải rác khắp thế giới mạng. Trong quá khứ, việc đơn thuần đọc những điều người khác viết về ta trong nhật kí của họ có vẻ khá thiếu khôn ngoan. Bây giờ ta lại dễ bị cám dỗ bởi việc đọc những comment về mình trên facebook và phải chịu tất cả rủi ro.

Có 3 lý do chính giải thích vì sao ta cảm thấy việc bị căm ghét lại nghiêm trọng đến thế:

– Vì ta coi sự thù ghét là mở màn cho nguy hiểm thực sự sau này.

– Vì ta nghĩ rằng những người ghét mình có lẽ đã đúng. Thông tin tiêu cực họ nhận được – dù không hay ho gì – có thể chứa đựng điều quan trọng để răn dạy chúng ta.

– Và bởi vì chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt, sự đúng đắn và sự minh mẫn của người đang tấn công mình.

100817327_41e29c23fb_o.jpg

Nhưng mỗi một lí do kể trên khả năng cao là đều sai lầm. Trước đây, kẻ thù của ta có thể đến đánh lén vào đêm khuya. Chính vì thế mà ta phải lo lắng. Nhưng ngày nay, thường thì chúng chỉ có thể gây ra các vết thương về mặt tinh thần. Ác ý của chúng không liên quan đến các hành động sau đó. Thế nhưng có vẻ như là một phần trí não của chúng ta, kế thừa từ tổ tiên mình vẫn chưa nhận ra sự tự do của mình. Ta không còn sinh sống trong các bộ lạc nữa – và có thể phát triển độc lập trong những thành phố hiện đại rộng lớn và đôi khi yên bình một cách nhạt nhòa, không bị những phán quyết của một vài quan tòa hà khắc ảnh hưởng.

Một phần vì sao ta dễ bị tổn thương bởi sự thù ghét bắt nguồn từ sự dễ xúc động và căn bản là thói quen lí trí sẵn sàng đón nhận các lời phê bình. Chúng ta hiểu rằng – ở sâu trong lòng – là mình còn phải học nhiều điều từ những người khác. Ta tiếp tục hành xử như những học sinh ngây thơ hồi bé, chờ đợi ý kiến của những giáo viên nhân từ. Nhưng khả năng học hỏi quan trọng này thiếu mất một giới hạn cần thiết. Dù bản chất nó là một đức tính tốt, nhưng dần dà nó sẽ dẫn đến sự suy sụp, dễ xúc động thái quá với tất cả những thông tin nhận được và cuối cùng, sự mất lí trí – để cho bản thân mình bị ảnh hưởng bởi những người không hề có thiện ý. Ta cần tự vấn bản thân rằng liệu những kẻ thù của ta có đủ tư cách để đánh giá sự chính trực của ta hay không. Khi hoảng loạn trước việc mình bị ghét bỏ, ta nên nhớ một câu hỏi quan trọng: liệu có sự thật nào trong những lời công kích này không.

Nhưng kể cả khi lời phê bình là đúng, thì ta cũng không được mất đi tình yêu bản thân cho bất kỳ ai đưa ra lời phê bình một cách cay nghiệt. Không có lí do gì để biện hộ cho sự tàn nhẫn. Ta nên phân biệt rõ giữa người phê bình và kẻ thù ghét. Trong khi những người phê bình giới hạn được ảnh hưởng tâm lý họ gây ra và sự tranh chấp thì những kẻ thù ghét lại lấy một sự bất đồng nho nhỏ làm lí do chỉ trích quyền tồn tại của chúng ta. Có một sự khác biệt rất lớn, không thể bỏ lờ, giữa một lời gợi ý nhẹ nhàng rằng một người đã “nhầm ở điểm này” và một lời tuyên bố lạnh lùng rằng người đó là “đồ khốn nạn”. Lời đầu tiên ám chỉ rằng đối tượng này là một người đáng kính nhưng – cũng như chúng ta – đã lỡ lầm lẫn trong một vấn đề phức tạp. Lời còn lại ám chỉ về sự thối nát trong bản chất.

Chúng ta phải tin tưởng rằng những người cố tình hãm hại chúng ta là những bằng chứng không đáng tin cậy. Chúng ta không nên tiếp tục tin rằng họ cáu bẳn nhưng thông thái, tựa như một người thầy cục cằn nhưng thông tuệ với mục tiêu tìm kiếm sự thật bằng mọi giá. Nếu một người thật sự thông thái, sáng suốt và trưởng thành thì họ sẽ không muốn làm sụp đổ tinh thần của người khác. Chỉ có một lời giải thích lớn đầy rắc rối ẩn sau ham muốn làm tổn thương một người lạ – có thứ gì đã đó đã bóp méo phán đoán của họ, và tước đi quyền phá hủy sự tự tin của ta nơi họ mà không bị trừng phạt.

Không ai trong chúng ta vô tội; chúng ta vẫn còn phải trưởng thành hơn nữa. Sự sẵn sàng đón nhận lời phê bình là chìa khóa dẫn đến sự phát triển của ta. Nhưng ta cần nhớ rõ ràng sự khác nhau giữa một người phê bình và một kẻ thù ghét. Chúng ta chỉ nên lo lắng về những khuyết điểm thật sự của mình – và tha thứ cho những con thú bị thương đang gầm gừ và muốn tra tấn chúng ta vì nỗi buồn không nói nên lời ẩn trong chính bản thân chúng.

P/s: Điều này gửi đến những kẻ đã ra tay các nạn nhân của chúng ta – những kẻ đã ghét: Nhà tâm lý học Bernard Golden, tác giả của cuốn “Chiến thắng sự căm ghét phá hoại: Các chiến lược hiệu quả” đã nói: “Chúng ta đều được sinh ra với năng lực tạo sự hiếu thắng cũng như lòng trắc ẩn. Chúng ta đi theo xu hướng nào lại phụ thuộc vào những sự lựa chọn tỉnh táo bởi cá nhân, gia đình, cộng đồng và văn hoá. Chìa khoá để chiến thắng sự căm ghét chính là giáo dục: ở nhà, ở trường, và trong cuộc đồng.”

Nguồn: Book Of Life Psychology Today

Design: Mai Dang

Bình luận về bài viết này